Phương Pháp Đánh Giá Bài Thi Năng Lực Tiếng Hàn

Phương Pháp Đánh Giá Bài Thi Năng Lực Tiếng Hàn

08 / 06 / 2021 - Học tiếng Hàn


Học tiếng Hàn là điều không hề khó với những bạn trẻ ngày nay. Và để giúp các bạn hiểu và học ngôn ngữ này một cách dễ dàng hơn, chúng ta cần biết những đều như sau:

Nghe

Phần I : Hiểu thay đổi về âm vị và đánh vần tiếng Hàn.

Phần này đánh giá chính xác người nước ngoài hiểu về âm vị tiếng Hàn và hiểu như thế nào về từ chính trong câu hoặc trong các cuộc hội thoại.

*Nghe nguyên âm và phụ âm chọn một âm đúng.

– Chọn 1 nguyên âm và phụ âm đúng trong tiếng hàn

*Nghe một câu và chọn đánh vần đúng nhất

– Hiểu về thay đổi âm khi có những thay đổi về âm vị như âm nối, âm câm, và âm cuối của một từ và tìm một câu đúng.

Phần II: Hoàn thành một cuộc nói chuyện ngắn

Phần này đánh giá khả năng nghe và trả lời câu hỏi của người thi. Phần này còn có thể đánh giá khả năng giải quyết trong tình huống đối thoại tiếng hàn.

*Chọn câu trả lời đúng để hoàn tất cuộc hội thoại sau khi nghe

– Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi hoặc chọn câu/mệnh đề đúng nhất để nối với một cuộc nói chuyện ngắn.

Phần III: Nghe một cuộc nói chuyện ngắn hoặc cuộc hội thoại và đưa ra câu trả lời đúng nhất

Phần này đánh giá khả năng nghe những thông tin chi tiết của nhiều ngữ cảnh, của nhiều câu chuyện (quảng cáo, báo, bài báo, diễn thuyết, giải thích, v.v.) hoặc cuộc nói chuyện ngắn.

*Nghe một cuộc nói chuyện ngắn và trả lời cho mỗi câu hỏi

-Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi liên quan đến chủ đề và thông tin chi tiết của các câu và mối liên quan giữa các câu.

Phần IV: Nghe một đoạn hội thoại dài và chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi. Đánh giá khả năng hiểu bài hội thoại của thí sinh.

Phần này có thể giúp thí sinh hiểu tình huống hội thoại có thật ở Hàn Quốc thông qua việc nghe những cuộc hội thoại sinh động và cách giải quyết các vấn đề. Nó cũng có thể đánh giá khả năng hiểu nguyên nhân để thí sinh hiểu thấu đáo không chỉ những thông tin đơn giản mà còn hiểu toàn bộ cách diễn đạt sau khi nghe một đoạn hội thoại dài.

*Nghe một đoạn hội thoại dài và chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi

– Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi theo thông tin chi tiết hoặc ngữ cảnh chung của đoạn hội thoại dài

*Nghe một câu dài và chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi

– Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi bằng cách kết nối những thông tin chi tiết như nguyên nhân, ý kiến, lý do.

Từ vựng

Phần I: Hiểu đúng cách sử dụng từ

Phần này đánh giá thí sinh có hiểu nghĩa của từ và có dùng từ thích hợp trong một cuộc hội thoại.

*Chọn từ đúng nhất điền vào chỗ trống

-Chọn từ đúng nhất điền vào chỗ trống trong câu hoặc trong bài hội thoại

Phần II: Chọn từ sử dụng sai trong các từ

Phần này đánh giá khả năng nhận ra từ sử dụng sai hoặc không thích hợp trong ngữ cảnh của một câu.

*Chọn từ sử dụng sai

-Chọn những từ sai nghĩa hoặc sai từ vựng theo ngữ cảnh

Văn phạm

Phần này đánh giá khả năng hiểu văn phạm căn bản như giới từ, động từ bất quy tắc, thì, hình thức bị động và các động từ chỉ nguyên nhân, tường thuật gián tiếp, cấu trúc câu ghép và hệ thống văn phạm nói chung.

Phần I: Hiểu nguyên tắc văn phạm

*Chọn văn phạm thích hợp điền vào chổ trống trong câu

-Chọn giới từ đúng và các yêu cầu khác về văn phạm trong câu

Phần II: Nối câu – Phần này đánh giá thí sinh có hiểu trật tự của câu bằng cách dùng những từ nối thích hợp, nghĩa thích hợp khi nối hai câu.

*Nối hai câu

-Nối hai câu hoặc điền từ nối trước hoặc sau câu.

Đọc hiểu

Phần I : Hiểu nội dung của truyện ngắn hoặc bảng

Phần này đánh giá thí sinh có hiểu thông tin chi tiết bên ngoài những dữ liệu đã có trong truyện ngắn hoặc trong bảng.

*Hiểu nội dung của bảng

– Đưa ra câu trả lời cho mỗi câu hỏi sau khi xem một bảng

*Hiểu nội dung của truyện ngắn

Phần II: Hiểu nội dung và ngữ cảnh của một câu truyện

Phần này đánh giá chính xác thí sinh có hiểu nội dung của các phần khác nhau như quảng cáo, hướng dẫn, bài báo, giải thích, tiểu thuyết và bài tiểu luận.

*Hiểu chi tiết nội dung của câu chuyện

-Trả lời mỗi câu hỏi: Trả lời mỗi câu hỏi, đề tài/chủ đề/tình huống của câu chuyện

*Hiểu nội dung ngoài câu chuyện

-Hiểu cách phát triển một câu chuyện: chọn một hành động hoặc một đoạn văn thích hợpnhất được đưa ra dưới câu chuyện, sắp xếp theo trình tự nội dung, …

-Thấu hiểu ý chính của chuyện: tìm ý chính, chọn ý kiến/quan điểm của một người và chọn câu trả lời thích hợp với thông tin từ câu chuyện.

Bài luận

Phần I: Hiểu nghĩa của thành ngữ

Phần này đánh giá khả năng hiểu nghĩa của thành ngữ mà những từ được dùng đối nghĩa khác nhau từ các từ ngữ riêng biệt.

Phần II: Hoàn thành bài đối thoại

– Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi

– Tìm nội dung trước nối với nội dung sau

(Nguồn: Du hoc Han Quoc)

Bài viết cùng chủ đề

Học Tiếng Hàn - Chữ Số Trong Tiếng Hàn

Học Tiếng Hàn - Chữ Số Trong Tiếng Hàn

Ngôn ngữ Hàn Quốc khá đặc biệt so với các...

Từ vựng các hoạt động trị liệu

Từ vựng các hoạt động trị liệu

Từ vựng tiếng Hàn về Y tế: Các hoạt động...

NGỮ PHÁP –던데

NGỮ PHÁP –던데

Phạm trù: Vĩ tố liên kết Cấu tạo: Là hình...

Đăng ký ngay nhận nhiều ưu đãi

Trung tâm còn có nhiều chính sách ưu đãi cho tất cả học viên như là các chính sách giảm học phí, chính sách bảo lưu… Nếu học viên vắng không theo kịp bài giảng, trung tâm sẽ sắp xếp giáo viên dạy kèm vào buổi hôm sau, để đảm bảo tiến độ học tập của học viên.

Chương trình học » Đăng ký học »