NHỮNG THÁCH THỨC CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở HÀN QUỐC PHẢI ĐỐI MẶT ĐỂ PHÁT TRIỂN NHƯ MỘT NHÀ VÔ ĐỊCH TIỀM NĂNG

NHỮNG THÁCH THỨC CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở HÀN QUỐC PHẢI ĐỐI MẶT ĐỂ PHÁT TRIỂN NHƯ MỘT NHÀ VÔ ĐỊCH TIỀM NĂNG

06 / 06 / 2021 - Tìm hiểu Hàn Quốc


Một trong những khía cạnh đáng chú ý nhất của nền kinh tế Hàn Quốc là sự hiện diện và sức cạnh tranh yếu kém của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù, loại hình doanh nghiệp này đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nội địa.

Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hàn Quốc chiếm tới hơn 99% trong tổng số hơn 3 triệu tập đoàn đã đăng ký trên cả nước. Số lao động làm việc tại các doanh nghiệp chiếm gần 88% tổng số lực lượng lao động tại Hàn Quốc mặc dù các tập đoàn lớn chi phối lợi nhuận và vốn hóa thị trường. Đây là lý do vì sao việc tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở thành một trong những vấn đề trọng tâm đối với với chính phủ mới. Vậy, điều gì đang giúp các công ty này trở thành động lực tăng trưởng trong nền kinh tế Hàn Quốc?

Trước tiên, hãy khảo sát tại một doanh nghiệp nhỏ ở gần thủ đô Seoul. Đây là một công ty sản xuất chậu vệ sinh ở Gimpo, tỉnh Gyeonggi, có khoảng 90 nhân viên với doanh thu hơn 13 triệu USD. Mặc dù là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng đây là doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường toàn cầu, đã thâm nhập thị trường Mỹ thông qua nhà bán buôn lớn nhất là Costco. Cũng giống như các doanh nghiệp cùng quy mô, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn nhất tại Hàn Quốc, song, giám đốc điều hành của doanh nghiệp cho biết, thật khó để theo kịp các công ty lớn: “Một gánh nặng là cung cấp các sản phẩm với giá mà các công ty lớn ấn định. Tôi cho rằng đây là một vấn đề đối với doanh nghiệp của chúng tôi, có thể là mãi mãi”.

Các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các nhà thầu phụ tồn tại nhờ vào các doanh nghiệp lớn, gọi hành động sai trái của các tập đoàn là “một cái gai mắc kẹt dưới móng tay của họ”. Trong khoảng tháng 1 năm 2013, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc đã nhận được báo cáo về gần 400 trường hợp hành động sai trái như vậy.

Trong báo cáo có đề cập tới việc các tập đoàn ăn cắp công nghệ, giành dự án cho các công ty con của họ, định giá các sản phẩm do nhà thầu phụ cung cấp thấp một cách bất hợp lý và lôi kéo lao động được đào tạo từ các công ty nhỏ.
Mặc dù các doanh nghiệp nhỏ thường vượt qua những khó khăn như vậy và trở thành doanh nghiệp cỡ trung được xác định qua số doanh thu trên 150 tỉ won hoặc 140 triệu USD. Tuy nhiên, họ vẫn gặp phải nhiều khó khăn khác. Do vậy, số doanh nghiệp cỡ trung chỉ chiếm từ 0 – 4% tổng số doanh nghiệp nhưng tạo ra khoảng 8% việc làm và chiếm 10% giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc.

Nhận thức được các bất cập đó, Tổng thống Park Geun-hye đã cam kết sẽ đưa các doanh nghiệp cỡ trung giành lại vị thế trong nền kinh tế mà từ lâu đã bị các tập đoàn gia đình nắm giữ trong nhiều thập kỷ qua. “Các công ty nhỏ có thể phát triển thành các công ty cỡ trung, và các công ty cỡ trung có thể phát triển thành các công ty lớn. Vòng tròn tuần tự trong cấu trúc kinh doanh của quốc gia sẽ đưa nền kinh tế Hàn Quốc lên một tầm cao mới”

Vậy, trở ngại nào đang cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ?

Ông Park Joo-bong, Giám đốc điều hành một công ty cỡ trung, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết: “Ông bắt đầu khởi nghiệp với công ty nhỏ năm 1988 với khoảng 10 nhân viên. Hiện nay, công ty của ông có 8 công ty con và trụ sở chính có hơn 1.500 công nhân. Cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất xảy ra năm 2010 khi doanh nghiệp của ông trở thành doanh nghiệp cỡ trung. Khi một doanh nghiệp nhỏ trở thành một doanh nghiệp cỡ trung thì không được hưởng khoảng 160 ưu đãi, bao gồm các hình thức khác nhau của ưu đãi về thuế. Ví dụ, công ty phải trả lãi suất cao hơn khi công ty vay tiền để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Những khó khăn như vậy khiến các doanh nghiệp nhỏ do dự để trở thành một công ty cỡ trung. Ông đã trải qua một thời gian khó khăn”.

Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi biết kết quả một cuộc điều tra do Hiệp hội Công nghiệp Hàn Quốc rằng, 3 trong số 10 công ty nhỏ từ chối để trở thành doanh nghiệp cỡ trung.

Tổng thống Park Geun-hye đã cam kết sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trở thành doanh nghiệp cỡ trung. Chính phủ Hàn Quốc mới đây đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ như: “Dự án 300 công ty cỡ trung đẳng cấp thế giới – World Class 300 Project”. Dự án này nhằm nuôi dưỡng các công ty vừa và nhỏ hoạt động tốt để trở thành 300 doanh nghiệp hàng đầu trên toàn cầu vào năm 2020. “Công ty cỡ trung” là công ty có quy mô lớn hơn công ty vừa và nhỏ, nhưng không phải là các tập đoàn hay công ty lớn. Các công ty này có từ 300 đến 1.000 lao động với số vốn trên 8 tỷ won hoặc 7 triệu USD. Theo dự án, chính phủ sẽ nuôi dưỡng 300 “nhà vô địch tiềm năng”, tức các công ty nhỏ nhưng có khả năng chiếm 1 trong 3 vị trí dẫn đầu về thị phần trong một phân đoạn sản phẩm nào đó trên toàn thế giới. Chính phủ sẽ thiết lập khung pháp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp tiềm năng và giúp họ nâng cao sức cạnh tranh cũng như tiếp thị trên toàn cầu. Trung tâm tiếp thị toàn cầu thuộc Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) sẽ được thành lập nhằm cung cấp thông tin và dịch vụ tiếp thị trên toàn cầu. Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc sẽ chuyển các chuyên gia từ các viện nghiên cứu nhà nước tới các công ty cỡ trung nhằm điều chỉnh lại sự chênh lệch về nhân lực và nghiên cứu của các công ty này so với công ty lớn trong thời gian ít nhất là 3 năm.

Các biện pháp hỗ trợ cho những doanh nghiệp cỡ trung ở Hàn Quốc để họ có thể phát triển thành những công ty toàn cầu là điều cần thiết, bởi họ không có nhiều thông tin như các công ty lớn ở thị trường nước ngoài và vốn đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, các công ty cỡ trung lại có khả năng sáng tạo công nghệ và quyết tâm thâm nhập thị trường toàn cầu mạnh mẽ.

Một vài chuyên gia cho rằng, các biện pháp hỗ trợ cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của họ hơn là hỗ trợ và bảo vệ họ vô điều kiện. Điều quan trọng là hỗ trợ được biến đổi theo từng giai đoạn của sự phát triển kinh doanh.

(Theo: Tống Thùy Linh)

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc – Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á)

Bài viết cùng chủ đề

Chặng đường phát triển của 70 năm độc lập “đối mặt việc tăng dân số”

Chặng đường phát triển của 70 năm độc lập “đối...

Vào giữa những năm 1950, khi có được sự ổn...

NHỮNG KHOẢNH KHẮC VÀNG CỦA HÀN QUỐC TẠI OLYMPIC

NHỮNG KHOẢNH KHẮC VÀNG CỦA HÀN QUỐC TẠI OLYMPIC

세계인의 축제, 제30회 하계 올림픽이 개막한 지 어느덧 일주일이 흘렀다....

Tìm Hiểu Ẩm Thực Hàn Quốc

Tìm Hiểu Ẩm Thực Hàn Quốc

Ẩm thực Hàn Quốc rất phong phú và đa dạng...

Đăng ký ngay nhận nhiều ưu đãi

Trung tâm còn có nhiều chính sách ưu đãi cho tất cả học viên như là các chính sách giảm học phí, chính sách bảo lưu… Nếu học viên vắng không theo kịp bài giảng, trung tâm sẽ sắp xếp giáo viên dạy kèm vào buổi hôm sau, để đảm bảo tiến độ học tập của học viên.

Chương trình học » Đăng ký học »