Ngữ pháp 피동사

Ngữ pháp 피동사

05 / 01 / 2022 - Học tiếng Hàn


  • Khác với ở câu chủ động chủ ngữ thực hiện hành động, trong câu bị động chủ ngữ nhận tác động của hành động. Câu bị động được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Trong tiếng Hàn, chủ ngữ và tân ngữ thường được hiểu ngầm nên để nêu bật ý nghĩa bị động của câu văn, người ta thường sử dụng bị động từ.
  • Bị động trong tiếng Hàn không dựa vào quy tắc ngữ pháp mà nó được tạo thành như một động từ phái sinh. Tức là gốc của một nhóm động từ kết hợp tương ứng với các đuôi bị động “이, 리, 히, 기,” hoặc “아/어/여 지다”, “-게 되다”. Một số động tính từ khác thì lại dùng “당하다, 받다”.

1. Động tính từ +이, 리, 히, 기.

  • ‘-이-’ 계: 개다, 깎다, 보다, 꺾다, 꽤다, 낚다, 닦다, 덮다, …
  • ‘-히-’ 계: 긁다, 꽂다, 닫다, 막다, 먹다, 묻다, 박다, 뽑다, …( Động từ kết thúc bằng –ㄱ, ㄷ, ㅂ다.)
  • ‘-리-’ 계: 갈다, 걸다, 끌다, 날다, 누르다, 듣다, 밀다, 부르다,..( Động từ kết thúc bằng -ㄹ,르다.)
  • ‘-기-’ 계: 감다, 끊다, 담다, 뜯다, 빼앗다, 안다, 쫓다, 찢다, …(Động từ kết thúc bằng – ㄴ,ㅁ,ㅅ,ㅊ다.)

Ví dụ:

능동( Chủ động)피동( Bị động)
놓다: đặt, để 바
꾸다: đổi
듣다: nghe 
몰다: dồn, đuổi bắt
씻다: rửa 
안다: ôm 
읽다: đọc 잡다: bắt
놓이다: được đặt, được để
바뀌다: bị đổi
들리다: được nghe
몰리다: bị dồn, bị ép, bị đuổi theo
씻기다: được rửa
안기다: được ôm
읽히다: được đọc
잡히다: bị bắt

** Câu ví dụ

  • Câu chủ động: 남산 위에서 (우리가) 서울 시내를 다 봅니다.

Có thể nhìn thấy toàn bộ nội thành Seoul từ trên Namsan.

=> Câu bị động: 남산 위에서 서울 시내가 다 보입니다.

Toàn bộ nội thành thành phố Seoul có thể nhìn thấy được trên núi Namsan.

  • Câu chủ động: 새로 나온 물건을 많이 팝니다.

 Bán rất nhiều đồ mới.

=> Câu bị động: 새로 나온 물건이 많이 팔립니다.

Đồ mới ra được bán nhiều.

  • Câu chủ động: 밖에서 무슨 소리를 듣는 것 같아요.

Hình như tôi nghe thấy tiếng gì đó ở ngoài kia.

=> Câu bị động: 밖에서 무슨 소리가 들리는 것 같아요.

Hình như có tiếng gì đó ở bên ngoài được tôi nghe thấy

  • Câu chủ động 결혼 사진을 탁자 위에 놓고 그대로 있습니다.

Để ảnh cưới trên bàn và để nguyên như vậy.

=>Câu bị động: 결혼 사진이 탁자 위에 놓입니다.

Ảnh cưới được đặt trên  bàn.

2. Động tính từ +아/어/여지다

Trở thành/bị…

Đây là cấu trúc động từ bổ trợ, nếu kết hợp với động từ chỉ hành động thì trở thành thể bị động (mang nghĩa là bị), còn nếu kết hợp với tính từ hoặc động từ chỉ trạng thái thì sẽ mang nghĩa chỉ quá trình (mang nghĩa là trở nên, trở thành).

아지다Dùng khi gốc động tính từ kết thúc bằng âm “ㅏ, ㅗ”
어지다Dùng khi gốc động tính từ kết thúc bằng các nguyên âm khác
여지다Dùng khi gốc động tính từ kết thúc bằng “하”.

Cấu trúc:

짧다(ngắn): 짧아집니다 ngắn lại (chỉ sự biến hoá biến đổi)

지우다(chất, chồng): 지워집니다 bị chồng (thể bị động).

날씬하다(thon thả, thanh mảnh): 날씬해집니다 thon lại (chỉ sự biến hoá biến đổi)

Ví dụ:

비싸다(Đắt) : 값이 비싸졌어요: Giá cả trở nên đắt

춥다(Lạnh) : 날씨가 추워집니다: Thời tiết trở nên lạnh

Lưu ý:

Kết hợp với động từ chỉ động tác thì có nghĩa bị động

Chủ động
능동표현
Bị động
피동표현
Từ vựng bị động 피동어휘
줄을 끊습니다 Cắt đứt dây줄이 끊어집니다 Dây bị cắt đứt줄이 끊깁니다 Đứt dây
과일을 잘 씻습니다 Rửa sạch trái cây과일이 잘 씻어집니다 Trái cây được rửa sạch과일 잘 씻깁니다 Rửa trái cây sạch sẽ

+ Các từ vựng bị động như “” vẫn thường hay kết hợp cùng với “// 지다” để thể hiện hai lần bị động.

– 사람들에게 책이 읽혀집니다: Sách được mọi người đọc

  (읽 + 히 + 어지다 => 읽혀지다)

– 문이 닫혀져요: Cửa bị đóng lại

  (닫 + 히 + 어지다 => 닫혀지다)

Ví dụ:

– 잘 안 썰어집니다: Cái này (trở nên) khó cắt

– 곧 유명해질 거예요: Anh ta sẽ nổi tiếng.

– 직장이 멀어졌어요: Nơi làm việc trở nên xa hơn

– 환경이 바뀌어집니까?: Môi trường sẽ thay đổi chứ?

3. Động từ, tính từ +게되다

Trở thành, bị, trở nên, phải, được…

Là cấu trúc động từ bổ trợ. Khi kết hợp với động tính từ thì thể hiện sự bị động của động tính từ đi kèm, và thường đi với các trạng từ như 결국 (kết cục), 마침내 (cuối cùng), 드디어 (cuối cùng) hoặc với hình thức hoàn thành “었”.

Cấu trúc:

뚱뚱하다: 뚱뚱하게 되다 (trở lên mập/ béo lên)

잊다: 잊게 되다 (quên mất, bị quên đi)

기쁘다: 기쁘게 되다 (vui mừng, (có, được) vui)

Lưu ý:

Cấu trúc “//여지다” thể hiện quá trình biến hoá của trạng thái, hay đi với phó từ “점점(dần dần), 차차(từng tí từng tí), 차츰차츰(từng li tưng tí)”. Còn “ 되다” thể hiện kết quả biến hoá của quá trình trạng thái, thường đi với các phó từ “결국마침내드디어”.

– 점점 날이 밝아집니다: Trời sáng dần (chỉ sự biến hoá của trạng thái)

– 마침내 날이 밝게 되었습니다: Cuối cùng trời đã sáng (biến hoá của kết quả)

Ví dụ:

– 내일부터 매일 만나게 되었어요: Từ ngày mai chúng ta sẽ (được, phải) gặp nhau hàng ngày

– 이야기를 듣고 남편을 이해하게 되었어요: Nghe truyện và (trở nên) thông cảm cho chồng

– 드디어 휴가를 받아 한가하게 되었어요: Cuối cùng thì cũng được nghỉ hè và được thoải mái.

– 가방이 더 무겁게 되었어요: Cái cặp trở nên/bị nặng hơn

Phân biệt giữa 아/어지다 và  게되다

  • 아/어지다 Thường dùng cho tính từ, chỉ sự thay đổi mang tính chất tự nhiên, không liên quan đến ý chí của chủ thể hành động. Thể hiện quá trình biến hóa của trạng thái, hay đi với phó từ : 점점, 차차, 차츰차츰… : dần đần, từ từ.
  • 게 되다 – Thường dùng cho động từ, chỉ sự trở nên, trở thành, chỉ sự thay đổi do có lý do, có sự tác động chứ không phải tự nhiên mà thành. Thể hiện kết quả biến hóa của trạng thái, thường đi với các phó từ : 결국, 마침대, 드디어….: kết cục, kết thúc, cuối cùng thì

Bài viết cùng chủ đề

NGỮ PHÁP -어/아/여 가지고 VÀ -아/어/여다가

NGỮ PHÁP -어/아/여 가지고 VÀ -아/어/여다가

I. 어/아/여 가지고 Phạm trù: Dạng kết hợp Cấu tạo:...

Ngữ pháp 피동사

Ngữ pháp 피동사

Khác với ở câu chủ động chủ ngữ thực hiện...

NGỮ PHÁP –(으)ㄹ까 보다 VÀ –(으)ㄹ까 하다

NGỮ PHÁP –(으)ㄹ까 보다 VÀ –(으)ㄹ까 하다

I.   –(으)ㄹ까보다: *Phạm trù: Trợ động từ *Cấu tạo: Vĩ...

Đăng ký ngay nhận nhiều ưu đãi

Trung tâm còn có nhiều chính sách ưu đãi cho tất cả học viên như là các chính sách giảm học phí, chính sách bảo lưu… Nếu học viên vắng không theo kịp bài giảng, trung tâm sẽ sắp xếp giáo viên dạy kèm vào buổi hôm sau, để đảm bảo tiến độ học tập của học viên.

Chương trình học » Đăng ký học »