1. Sau khi …. ‘-(으)ㄴ 다음에’
Nghĩa chính của ‘다음’ là tiếp theo, sau đó. Mẫu câu ‘-(으)ㄴ 다음에’ được dùng để diễn tả ý ” sau khi làm một việc gì đó thì…” Mẫu câu này chỉ được dùng với động từ.
Thì và dạng phủ định của động từchính khi kết hợp với tiếp vĩ ngữ này.
– 수업이 끝난 다음에 만납시다. Chúng ta gặp nhau sau khi xong giờ học nhé.
– 친구를 만난 다음에 그 일을 하겠어요. Tôi sẽ làm việc đó sau khi tôi gặp bạn tôi xong.
– 전화를 한 다음에 오세요. Hãy đến sau khi gọi điện (gọi điện thoại trước khi đến nhé).
– 저녁식사를 한 다음에 뭘 할까요? Sau khi ăn tối xong chúng ta làm gì tiếp đây?
Tuy nhiên, nếu chủ ngữ của hai mệnh đề(mệnh đềchính và mệnh đề phụ thuộc trước và sau mẫu câu này) là như nhau, thì mệnh đề này không sử dụng với động từ’가다’ (đi) / ‘오다'(đến) và chỉ dùng một chủ ngữ ở mệnh đề trước
Ví dụ:
– 내가 집에 간 다음에 공부합니다. (câu lủng củng/không bao giờ dùng)
– 내가 학교에 온 다음에 친구를 만납니다. (câu lủng củng/không bao giờ dùng)
2. Khi/ Trong khi… `-(으)ㄹ 때’
Mẫu câu `-(으)ㄹ 때’ được dùng khi muốn diễn đạt một khoảng thời gian trong khi một việc nào đó đang tồn tại hoặc diễn ra. Khi hai hành động diễn ra cùng một thời điểm, ta không được dùng thì quá khứ. Nhưng nếu một hành động gắn với `-ㄹ 때’ đã xảy ra trước khi hành động khác diễn ra ở mệnh đề sau, ta nên dùng thì quá khứ để diễn đạt hành động gắn với `-ㄹ때’.
Mẫu câu này được dùng với tất cả các động từ và tính từ nhưng với`이다’ thì chỉ có thể dùng được với thì quá khứ.
– ‘-을때’ được dùng sau gốc động từ có patchim.
– ‘-ㄹ때’ được dùng sau động từ không có patchim.
Ví dụ:
– 그분이 떠날 때, 같이 갑시다. Khi anh ấy rời khỏi đây, chúng ta hãy đi cùng anh ấy.
– 날씨가 좋을 때, 여행을 가겠습니다. Khi nào thời tiết tốt, tôi sẽ đi du lịch.
– 제가 한국에 갔을 때, 날씨가 아주 추웠어요. Khi tôi (đã) đến Hàn Quốc, trời (đã) rất lạnh.
– 제가 학교에 갔을 때, 김선생님은 안 계셨어요. Khi tôi đến trường, thầy Kim đã không có ở đó.
– 내가 중학생이었을 때, 그곳에 갔어요. Lúc tôi là một đứa học sinh cấp hai, tôi đã từng đến đó.
Chúng ta có thể dùng các trợ từ `-이/가, -을/를, -에, -도, -마다, -까지, -부터, etc.. để kết hợp với -을 때 để dùng mệnh đề trước như một cụm danh từ.
Ví dụ:
– 학교에 갈 때가 되었어요. Đã đến lúc (giờ) đến trường rồi. (Giờ mà chúng ta đi đến trường đã đến)
– 한국에 올 때마다 한국 음식을 먹어요. Mỗi khi đến Hàn Quốc tôi đều ăn thức ăn Hàn.
– 이 일은 시작할 때부터 끝날 때까지 기분이 좋았어요. Từ lúc việc đó bắt đầu đến lúc nó kết thúc, tâm trạng tôi đã rất vui.
3. Mệnh lệnh thường dùng đuôi ‘ 아/어/여라’
Tuy nhiên, nó được sử dụng hạn chế, thường là dùng với ngữ điệu ra lệnh nhưng có ý thách thức.
Thường được dùng giữa những người bạn rất thân.
– 조용히 해라->조용히 해! Im lặng!
– 나가라-> 나가! Đi ra!
– 빨리 와라-> 빨리 와! Đến đây ngay!
– 나한테 던져라-> 나한테 던져! Ném nó cho tôi!
4. Đề nghị lịch sự ‘-(으)ㅂ시다’
Đuôi từ này dùng để nói khi đề nghị ai cùng làm 1 việc nào đó với mình. Đuôi từ này không dùng được với ‘이다’ và tính từ.
Ví dụ:
– 빨리 갑시다. Chúng ta đi nhanh lên nào.
– 한국어를 공부합시다. Chúng ta cùng học tiếng Hàn nhé.
– 여기에 있읍시다. Hãy cùng ở đây đi.
– 기차로 갑시다. Mình đi bằng tàu hỏa đi.
– 이번 주말에 만납시다. Cuối tuần này gặp nhau nha.
‘- 읍시다.’ được dùng sau gốc động từ có patchim ở âm kết thúc.
– 먹(다) + -읍시다–> 먹읍시다.
‘- ㅂ시다.’ được dùng sau gốc động từkhông có patchim ở âm kết thúc.
– 가(다) + ㅂ 시다–> 갑시다.
Cách nói ngang hàng (반말) của đuôi từ này là ‘-자’ hoặc ‘-아/어/여’.
Ví dụ:
– 빨리 가자. Đi nhanh nào.
– 한국어를 공부하자. Học tiếng Hàn chung nha.
– 여기에 있자. Bọn mình ở đây đi.
– 기차로 가자. Mình đi bằng tàu hỏa đi.
– 이번 주말에 만나자. Cuối tuần này gặp nhé.
5. Dù…..cũng không sao / cũng tốt. ‘-아/어/여도 되다/괜찮다/좋다’
Trong mẫu câu trên `-아/어/여도’ được dùng để chỉ sự việc trước “dù…” thế nào thì sự việc sau “cũng sẽ…” xảy ra. Thử xem qua các ví dụ sau.
a. 제가 내일 바빠도, 파티에 꼭 갈게요.
Ngày mai dù tôi có bận rộn nhưng tôi cũng sẽ đến dự buổi tiệc.
b. 한국말이 재미없어도 공부하겠어요.
Dù tiếng Hàn Quốc chẳng thú vị gì nhưng tôi cũng sẽ học.
Tuy nhiên, ở mẫu câu này -아/어/여도 được dùng với ‘좋다, 괜찮다, 되다` thay cho mệnh đề sau -도, mẫu câu này được dùng để hỏi một sự đồng ý, xin phép một việc gì đó. Xem ví dụ sau:
a. 문을 열어도 괜찮아요?
Tôi mở cửa được không? (Dù tôi có mở của cũng không sao chứ?
b. 들어가도 괜찮아요/돼요/좋아요? Tôi vào được không?
– 네, 들어와도 괜찮아요/돼요/좋아요. – Vâng, anh vào đi, không sao đâu.
c. 여기에서 담배 피워도 괜찮아요/돼요/좋아요? -Tôi hút thuốc ở đây được không?
– 네, 피워도 괜찮아요/돼요/좋아요. – Vâng, anh hút thuốc ở đây cũng không sao.
Để trả lời phủ định cho một câu hỏi xin phép dạng này, chúng ta sử dụng mẫu câu: ‘-(으)면안 되다.’
– ‘-으면 안 되다’ được dùng sau gốc động từ có patchim ngoại trừ ‘ㄷ’
– ‘-면 안 되다’ được dùng sau gốc động từ không có patchim và có patchim ‘ㄷ’.
Ví dụ:
a. 들어가도 괜찮아요? Tôi vào được không?
– 아니오, 들어오면 안 돼요. – Không, anh không được vào. (Anh không nên vào.)
– 네, 들어와도 괜찮아요/돼요/좋아요. – Vâng, anh vào cũng không sao.
b. 떠들면 안 돼요. Các bạn không được ồn ào.
c. 지각하면 안 돼요. Không được đến muộn. (Bạn không nên đến muộn.)
6. Bắt buộc: phải … ‘-(아/어/여)야 되다/하다’
– Đuôi từ này dùng để biểu hiện những việc nên /phải làm.
Ví dụ:
꼭 와야 됩니다/합니다. Bạn nhất định phải đến đấy.
지금은 공부를 해야 됩니다/합니다. Bây giờ tôi phải học bài.
지금 가야 됩니까?합니까? Tôi phải đi ngay bây giờ sao?
– Các tiếp vĩ ngữ biểu hiện “thời” (quá khứ, tương lai) luôn được gắn với ‘되다/하다’.
Ví dụ:
집에 가야 했습니다. Tôi đã phải đi vềnhà.
– Tuy nhiên, tiếp vĩ ngữ phủ định “đừng” luôn được gắn với động từ chính, theo hình thức sau: ‘-지말아야 하다.’ C32
7. Quyết định … ‘-기로 하다.’
– Mẫu câu ‘-기로 하다’ được dùng để chỉ một quyết định nào đó của chủ ngữ câu, thực hiện sự chọn lựa giữa nhiều khả năng khác nhau, hoặc đạt đến một giải pháp nào đó. Vì vậy, mẫu câu này thường được dùng ở thì quá khứ.
Ví dụ:
담배를 끊기로 했어요. Tôi đã quyết định bỏ thuốc.
술을 마시지 않기로 했어요. Tôi đã quyết định không uống rượu.
이번 주말에 여행을 가기로 했어요. Tôi đã quyết định đi du lịch vào cuối tuần này.
– Ở dạng này, động từ`-하다’ có thể được thay bởi các động từ: 약속하다 (hứa), 결정하다(quyết định), 결심하다(quyết tâm), 작정하다(dự định) v.v…. Xem các ví dụ sau:
담배를 끊기로 결정했어요. Tôi quyết định sẽ bỏ thuốc.
담배를 끊기로 약속했어요. Tôi hứa sẽ bỏ thuốc.
담배를 끊기로 결심했어요. Tôi quyết tâm sẽ bỏ thuốc.
– Có hai cách để biểu hiện phủ định trong mẫu câu này. Thứ nhất là gắn phủ định vào động từ chính ‘-지 않기로 하다’, lúc này nó có nghĩa là ‘Quyết định không làm cái gì đó’. Thứ hai là gắn phủ định vào mẫu câu ‘-기로 하다` thành ‘-기로 하지 않다’, lúc này nó có nghĩa là ‘Không quyết định làm việc gì đó’.
Ví dụ:
먹지 않기로 했어요. Tôi đã quyết định sẽ không ăn.
먹기로 하지 않았어요. Tôi đã không quyết định sẽ ăn.
8. …..đã từng/chưa bao giờlàm một việc gì đó” `-(으)ㄴ 적(이) 있다/없다
Mẫu câu ‘ -(으)ㄴ 적(이) 있다/없다` được dùng để diễn tả một kinh nghiệm nào đấy trong quá khứ.
Ví dụ:
• 한국음식을 먹어 본 적이 있으세요? Anh đã từng ăn thử thức ăn Hàn Quốc chưa ạ?
o 네, 먹어 본 적이 있어요. Dạ rồi, tôi đã từng thử món Hàn.
o 아니오, 먹어 본 적이 없어요. Không, Tôi chưa bao giờ ăn món Hàn Quốc cả.
• 저는 한국에 가 본 적이 없었어요. Tôi chưa bao giờ đến Hàn Quốc cả.
9. Câu xác nhận …. -(는/ㄴ)다니, -(느/으)냐니, -자니, -(으)라니, -(이)라니?
còn có nghĩa tương đương với câu -(는/ㄴ)다니 무슨 말입니까? được dùng để hỏi lại khi người nói có ý nghi ngờ hoặc không đồng ý với câu nói mình đang thuật lại.
Chú ý:
-ㄴ/는다니: được dùng để thể hiện một động tác đang tiến hành.
ví dụ: 그는 회사 그만둔다니? (quyết định nghỉ và đang tiến hành)
-다니: được dùng để thể hiện một sự thật đã xảy ra.
ví dụ: 그는 회사 그만두다니? (đã nghỉrồi)
Trường hợp hỏi là trường hợp 1, trường hợp 2 của cấu trúc này là khi nó nằm giữa câu. Thể hiện ý căn cứ vào sự việc trước( hành động được thuật lại) mà xảy ra hoặc dẫn đến sự việc sau. Lúc này -니 chính là đuôi từ liên kết câu “vì” (-니까)
ví dụ: 골목안 가게에서 싸게 판다니 거기서 사자
(Vì) Tớ nghe nói các cửa hàng trong hẻm bán rẻ nên chúng ta vào đó mua đi.
아침마다 운동장을 뛰라니 아이들이 힘들어 하지.
Vì sáng nào cũng bắt chạy trong sân vận động nên bọn nhỏ mệt là phải.
10. Bổ ngữ từ chỉ vị trí
옆+ 에: bên cạnh
앞+ 에: phía trước
뒤+ 에: đàng sau
아래+ 에: ở dưới
밑+ 에: ở dưới
안+ 에: bên trong
밖+ 에: bên ngoài
Với cấu trúc câu:
Danh từ+은/는/이/가Danh từ nơi chốn + từ chỉ vị trí + 있다/없다.
Ví dụ:
– 고양이가 책상 옆에 있어요. Con mèo ở bên cạnh cái bàn.
– 고양이가 책상 앞에 있어요. Con mèo ở đàng trước cái bàn.
– 고양이가 책상 뒤에 있어요. Con mèo ở đàng sau cái bàn.
– 고양이가 책상 위에 있어요. Con mèo ở trên cái bàn.
– 고양이가 책상 아래에 있어요. Con mèo ở dưới cái bàn.
11. Trạng từ phủ định ‘안’: không
Trạng từ ‘안’ được dùng để thể hiện nghĩa phủ định “không”. ‘안’ được đặt trước động từ, tính từ.
– 학교에 안 가요. Tôi không đến trường.
– 점심을 안 먹어요. Tôi không ăn trưa.
– 공부를 안 해요. Tôi không học bài.
12. Trạng từ phủ định ‘못’: không thể
Trạng từ ‘못’ được dùng với động từ hành động, và có nghĩa ” không thể thực hiện được” hoặc phủ nhận mạnh mẽ khả năng thực hiện hành động, “muốn nhưng hoàn cảnh không cho phép thực hiện”.
– 파티에 못 갔어요. Tôi không thể tới dự tiệc được.
– 형을 못 만났어요. Tôi không thể gặp anh trai được.
13. So sánh ngang bằng -만큼
– Trợ từ bổ trợ 만큼 thường được dùng để gắn vào sau danh từ thể hiện ý so sánh bằng.
Ví dụ:
• 여동생이 오빠만큼 키가 컸어요. Em gái mà cao bằng cả anh trai.
• 그 여자만큼 착한 사람은 없을 것 같아요. Chắc chẳng có ai hiền như cô gái đó.
• 한국말은 베트남어만큼 어렵지 않아요. Tiếng Hàn không có bằng tiếng Việt.
Lưu ý: ngoài kết hợp với danh từ, -만큼 còn kết hợp với các động từ, tính từ hoặc các trợ từ khác theo dạng cấu trúc kết hợp để tạo nên nhiều nghĩa đa dạng. Chúng ta sẽ học các cấu trúc này ở các phần sau.
14. So sánh hơn ‘-보다’
Trợ từ so sánh ‘-보다’ (hơn so với) được gắn sau danh từ thứ hai sau chủ ngữ để so sánh danh từ đó với chủ ngữ. Trợ từ này thường đi kèm với ‘-더’ (hơn)’.
– 한국말이 영어보다(더) 어려워요. Tiếng Hàn khó hơn tiếng Anh.
– 개가 고양이보다(더) 커요. Chó to hơn mèo.
– 오늘은 어제보다(더) 시원해요. Hôm nay mát mẻ hơn hôm qua.
– Khi sử dụng ‘더’ mà không có 보다.
– 이게 더 좋아요. Cái này tốt hơn.
– 한국말이 더 어려워요. Tiếng Hàn khó hơn.
– 나는 사과가 더 좋아요. Tôi thích táo hơn.
15. So sánh hơn nhất 제일/가장
Đây là trạng từ so sánh nhất, ‘가장/제일’ thường được dùng trước tính từ, định từ, định ngữ hoặc trạng từ khác.
– 그게 제일 예뻐요. Cái đó đẹp nhất.
– 이게 제일 작은 연필이에요. Đây là cây bút chì nhỏnhất.
– 그분이 제일 잘 가르쳐요. Ông ấy dạy giỏi nhất.
– 안나가 제일 커요. Anna to con nhất.
16. Để…. ‘-(으)러’
Đuôi từ liên kết ‘-(으)러’ được dùng với động từ’가다'(đi), ‘오다'(đến) hoặc những động từ di chuyển như’다니다’ ở mệnh đề sau để diễn đạt ý ” đi (đến đâu đó) để….”.
Ví dụ:
– 저는 어제 책을 사러 서점에 갔어요. Hôm qua, tôi đã đến hiệu sách để mua sách.
– (저는) 공원에 운동하러 왔어요. Tôi ra công viên (để) tập thểdục.
– 수영하러 갈까요? Chúng ta đi bơi nhé?
– 탐이 놀러 올 거예요. Tom sẽ đến chơi.
– ‘-러’ được dùng sau gốc động từ không có patchim hoặc patchim ‘ㄹ’. Còn ‘-으러’ được dùng với động từ có patchim ngoại trừ patchim ‘ㄹ’.
Khi kết hợp với thì hoặc phủ định thì phải kết hợp với 가다hoặc 오다, không các dạng thì và phủ định kết hợp với ‘-(으)러’.
Ví dụ:
– 안나씨는 책을 사러 갔어요 Anna đã đi mua quyển sách.
– 안나씨는 밥을 먹으러 가지 않았어요. Anna đã không đi ăn cơm.
17. Nếu ‘-(으)면’
Đuôi từ liên kết`-(으)면’ có thể được sử dụng với cả tính từ và động từ để diễn tả một điều kiện hoặc một quy định. ‘-면’ được dùng khi gốc động từkhông có patchim ở âm kết hoặc patchim là ‘-ㄹ’ và ‘-으면’ được sử dụng khi gốc động từ có patchim ngoại trừ patchim ‘-ㄹ’.
그 영화가 재미있으면 보겠어요. Nếu bộ phim đó hay tôi sẽ xem.
비가 오면 가지 맙시다. Nếu trời mưa thì chúng ta đừng đi.
Thỉnh thoảng từ`만일’ hoặc ‘만약'(giả sử) cũng được sử dụng đầu câu có đuôi từ liên kết này.
만약 그분을 만나면, 안부 전해 주세요. Giả sử nếu gặp ông ấy thì nhắn giúp tôi một lời thăm hỏi nhé.
18. Vì …. nên … -(아/어/여)서
Đuôi từ liên kết `-(아/어/여)서’ được dùng để diễn tả một nguyên nhân/lý do. Trong trường hợp này, nó thường được dùng với tính từ và các động từ di chuyển như ‘가다'(đi), ‘오다'(đến), ‘없다'(không có).v.v… trong câu tường thuật và câu nghi vấn. Do đó, `-(아/어/여)서’ không thể dùng trong câu cầu khiến hoặc mệnh lệnh, đối với câu cầu khiến hoặc mệnh lệnh thì chỉ dùng đuôi từ liên kết ‘-(으)니까’. (Đuôi từ này sẽ được giải thích sau.)
피곤해서 집에서 쉬었어요. Tôi mệt nên tôi (đã) nghỉ ở nhà.
바빠서 못 갔어요. (Vì) tôi bận nên tôi không đi được.
19. Trước khi …’-기 전에’
Từ ‘전’ là một danh từ có nghĩa là “trước” và ‘-에’là trợ từ chỉ nơi chốn hoặc thời gian. Vì vậy cụm ngữ pháp ‘-기 전에’ được dùng để diễn tả “trước khi làm một việc gì đấy”. Cụm ngữ pháp này luôn kết hợp với động từ, “-기” được gắn sau gốc động từ để biến động từ đó thành danh từ. Chủ ngữ của hai mệnh đềtrước và sau cụm ngữ pháp này có thể khác hoặc có thể giống nhau.
Ví dụ:
– 한국어를 공부하기전에 베트남어 잘 알아요. Trước khi học tiếng Hàn, bạn phải giỏi tiếng Việt.
20. Và … ‘-고’
Đuôi từ liên kết câu ‘-고’ được dùng để liên kết 2 mệnh đều. Khi chủ ngữ 2 mệnh đề giống nhau và hai mệnh đề diễn tả một chuỗi hành động thì trong trường hợp này ta dịch “-고” là “rồi”. Nhưng khi chủ ngữ và hành động ở hai mệnh đề khác nhau thì chủ ngữ thường được đi cùng trợ từ‘-은/는’ để nhấn mạnh và “-고” được dịch là “còn”.
숙제를 하고 가겠어요. Tôi làm bài tập xong sẽ đi.
친구를 만나고 집에 갈 거에요. Tôi sẽ gặp bạn rồi đi về nhà.
저는 공부하고 친구는TV를 봐요. Tôi đang học bài còn bạn tôi đang xem tivi.
저는 크고 그분은 작아요. Tôi cao còn anh ấy thấp.
한국말은 재미있고 영어는 어려워요. Tiếng Hàn thì thú vị còn tiếng Anh thì khó.
이분은 엄마고 저분은 아빠예요. Đây là mẹ tôi còn kia là ba tôi.
21. Nhưng -하지만
Dùng để nối hai câu biểu hiện những sự thật trái ngược nhau hoặc không đồng nhất với nhau.
Ví dụ:
– 그의 행동에는 잘못된 점이 많다. 하지만 그럴 수밖에 없는 이유가 있다는 것도
인정해야 한다. (Hành động của anh ta có nhiều cái sai. Nhưng phải công nhận rằng nó cũng có lý do là anh ta không thể làm khác hơn được).
– 아버지가 무엇을 묻고 있는가는 명백했다. 하지만 나는 얼른 대답하지 못했다. ≪Trích 이동하, 장난감 도시≫
(Rõ ràng là bố tôi hỏi tôi cái gì đó. Nhưng tôi đã không thể trả lời một cách nhanh nhẩu được)
22. và/còn/nhưng/vì…nên/khi ‘-ㄴ(은/는)데’
Đuôi từ này được sử dụng để nói đến một sự thật hiển nhiên, một sự cố hoặc một sự kiện.
– 그것을 사고 싶어요. 그런데지금은 돈이 없어요-> 그것을 사고 싶은데, 지금은 돈이없어요. Tôi muốn mua món đấy quá. Nhưng giờ tôi không có tiền.
– 저는 미국인 친구가 있는데, 그 친구는 한국말을 아주 잘해요. Tôi có một người bạn Mỹ nhưng bạn ấy nói tiếng Hàn rất giỏi.
– 제가 지금은 시간이 없는데, 내일 다시 오시겠어요? Bây giờ tôi không có thời gian nên ngày mai anh quay lại nhé?
Thì quá khứ và tương lại có thể sử dụng để liên kết với đuôi từ này theo cách sau: ‘-았/었(었)는데`, ‘-겠는데`.
Ví dụ:
– 불고기를 먹었는데, 맛있었어요. Hôm qua tôi ăn thịt nướng, (và) món đấy ngon lắm.
– 친구를 만나야겠는데, 어디가 좋을까요? Tôi (sẽ) phải gặp bạn tôi nhưng có chỗ nào hay ho (để đi) không nhỉ?
Ghi chú 1: Mẫu `-ㄴ(은)데’ được dùng cho tính từ và ‘-이다` trong thì hiện tại.
Ví dụ:
– 제 친구는 미국사람이에요. 그런데 한국말을 공부해요. -> 제 친구는 미국사람인데, 한국말을 공부해요. Một người bạn của tôi là người Mỹ. Nhưng anh ta đang học tiếng Hàn Quốc.
– 저는 한국사람인데, 그 사람은 미국사람이에요. Tôi là người Hàn còn anh ta là người Mỹ.
– 이 가방은 작은데, 저 가방은 커요. Cái túi này nhỏ còn cái túi đó to.
– 저는 큰데 저 사람은 작아요. Tôi to con còn người kia nhỏ người.
Ghi chú 2: Mẫu ‘-는데` được dùng cho tất cả các trường hợp
Thỉnh thoảng đuôi từ này có thể được dùng như một đuôi từ kết thúc câu và thêm “-요” đểthành ‘-는데요’. [Dùng trong trường hợp bạn không muốn lập lại cùng một câu đã dùng trước đó trong câu hỏi hoặc để trình bày một lý do nào đó..]
– 어떻게 오셨어요? Chị đến đây có việc gì thế ạ?
– 김영수씨를 만나러 왔는데요. Tôi đến để gặp anh Kim Youngsoo.
– (김영수씨) 있어요? Anh ấy có đây không ạ?
– 오시기 전에 전화하세요. Hãy gọi điện thoại cho tôi trước khi bạn đến.
– 잊기 전에 메모하세요. Hãy ghi chú trước khi bạn quên.
– 집에 가기 전에 제 사무실에 들르세요. Hãy ghé văn phòng tôi trước khi về nhà nhé.
– 일하기 전에 식사를 하세요. Hãy dùng bữa trước khi làm việc.
– 앤디씨가 오기 전에 영희씨는 집에 가세요. Younghee, Bạn nên đi về nhà trước khi Andy
đến.
23. Bất quy tắc ‘-ㄷ’
Patchim ‘-드’ ở âm kết thúc của một gốc động từ sẽ bị đổi thành ‘-ㄹ’ khi âm tiếp theo nó (tức âm đầu tiên của một đuôi từ) là một nguyên âm, nhưng nó sẽ không đổi nếu tiếp theo nó là một phụ âm.
Ví dụ:
– 듣다(nghe): 듣+ 어요-> 들어요.
– 묻다(hỏi): 묻+ 어 보다-> 물어 보다.
– 걷다(đi bộ): 걷+ 었어요-> 걸었어요.
– 저는 지금 음악을 들어요. Tôi đang nghe nhạc.
– 잘 모르면 저한테 물어 보세요. Nếu bạn không rõ thì hỏi tôi nhé.
– 어제는 많이 걸었어요. Tôi đã đi bộ nhiều vào hôm qua.
– 저한테 묻지 마세요. Đừng hỏi tôi.
* Lưu ý: Tuy nhiên ‘닫다’ (đóng), ‘받다’ (nhận) và ‘믿다'(tin) không thuộc hệ thống bất quy tắc này.
– 문을 닫아 주세요. Làm ơn đóng cửa giùm.
– 어제 친구한테서 편지를 받았어요. Tôi đã nhận được thư từ bạn tôi.
24. Bất quy tắc ‘-ㅂ’
Một vài động từ có gốc kết thúc bằng phụ âm ‘-ㅂ’ thuộc dạng bất quy tắc này. Khi gốc động từ, tính từ kết thúc bằng ‘-ㅂ’ và theo sau nó là một nguyên âm thì ta lược bỏ’-ㅂ’ đi, thêm ‘우’ vào gốc động từ đó. Khi kết hợp gốc động từ đã được biến đổi như trên với đuôi ‘아/어/여’, ‘아/어/여서’hoặc ‘ 아/어/여요’ ta luôn kết hợp theo trường hợp ‘-어’, ‘어서’, ‘어요’ ngoại trừ một số động từ như ‘돕다’ và ‘곱다’.
Khi gốc động từ có ‘-ㅂ’ mà theo sau nó là một phụ âm thì giữ nguyên không biến đổi.
– 즐겁다(vui) 즐거우+ 어요-> 즐거우어요-> 즐거워요(dạng rút gọn)
– 반갑다(vui vẻ) 반가우+ 어요-> 반가우어요-> 반가워요.
– 춥다(lạnh) 추우+ 었어요-> 추우었어요-> 추웠어요.
– 어렵다(khó) 어려우+ ㄹ거예요-> 어려울 거예요.
– 덥다(nóng) 더우+ 어 보여요-> 더우어 보여요-> 더워 보여요.
– 돕다(giúp đỡ) 도우+ 아요-> 도우아요-> 도와요.
– 곱다(đẹp, tốt, mịn, ân cần) 고우+ 아요-> 고우아요-> 고와요.
25. Bất quy tắc ‘으’
(1) Hầu hết các gốc động từ có âm kết thúc ‘으’ đều được sử dụng như một động từ bất quy tắc.
– 쓰(다) + -어요: ㅆ+ㅓ요=> 써요: viết, đắng, đội (nón)
– 크(다) + -어요: ㅋ+ ㅓ요=> 커요: to, cao
– 뜨(다): mọc lên, nổi lên
– 끄(다): tắt ( máy móc, diện, đèn)
– 저는 편지를 써요. Tôi đang viết thư.
– 편지를 썼어요. Tôi đã viết thư.
– 편지를 써야 해요. Tôi phải viết thư.
– 동생은 키가 커요. Em trai tôi to con
(2) ‘-아요’ được sử dụng với gốc động từ tính từ có âm cuối là nguyên âm ‘으’ nếu âm trước nó ‘으’ là ‘ㅏ’ hoặc ‘ㅗ’, ‘-어요’ được sử dụng với gốc động từ tính từ có âm cuối là nguyên âm ‘으’ nếu âm trước nó ‘으’ những âm có các nguyên âm khác ngoại trừ ‘아’ và ‘오’.
Bất quy tắc -으+ ‘-아요’ khi:
– 바쁘(다) + -아요: 바ㅃ+ ㅏ요=> 바빠요: bận rộn
– 배가 고프(다): đói bụng
– 나쁘(다): xấu (vềtính chất)
– 잠그(다): khoá
– 아프(다): đau
– 저는 오늘 바빠요. Hôm nay tôi bận.
– 오늘 아침에 바빴어요. Sáng nay tôi (đã) bận.
– 바빠서 못 갔어요. Tại vì tôi bận nên tôi đã không thể đi.
Bất quy tắc -으+ ‘-어요’ khi:
– 예쁘(다) + -어요: 예ㅃ ㅓ요=> 예뻐요
26. Bất qui tắc ”르”
* Đối với những động từ có gốc động từ kết thúc là “르”khi kết hợp với nguyên âm thì có cách chia như sau:
* Nếu nguyên âm ở liền trước “르”là “아” hoặc “오”, thì chữ “르” sẽ biến thành “라” đồng thời thêm phụ âm “ㄹ” vào làm pachim của chữ liền trước
– 모르다( không biết) –> 몰라요
– 빠르다( nhanh) –> 빨라요
– 다르다( khác) –> 달라요
– 저는 영어를 몰라요. Tôi không biết tiếng Anh.
– 비행기는 빨라요Máy bay thì nhanh.
– 전화번호가 달라요. Số điện thoại thì khác.
* Nếu nguyên âm ở liền trước “르” là những nguyên âm khác ngoài “아” hoặc “오”, thì chữ “르” sẽ biến thành “러” đồng thời thêm phụ âm “ㄹ” vào làm pachim của chữ liền trước.
– 부르다( hát) –> 불러요.
– 기르다( nuôi) –> 길러요.
– 누르다( nhấn, ấn) –> 눌러요.
– 노래를 불러요. (Tôi) hát một bài hát.
– 저는 어렸을 때, 강아지를 길렀습니다. Hồi nhỏ tôi có nuôi một con chó con.
– 문을 열고 싶어요? (Anh) muốn mở cửa à?
– 그러면, 여기를 눌러 주세요. Nếu vậy, hãy nhấn vào đây.
27. Bất quy tắc ‘-ㄹ’
Khi âm kết thúc của gốc động từ có patchim ‘ㄹ’ thì ‘-ㄹ’ sẽ được lược bỏ nếu kết hợp với các đuôi từ có ‘-ㄴ,-ㅂ,-ㅅ’ tiếp giáp với nó.
Ví dụ:
– 살다(sống) –> 어디에서 사세요? Bạn sống ở đâu?
– 알다(biết) –> 저는 그 사람을 잘 압니다. tôi biết rõ về người đó.
– 팔다(bán) –> 그 가게에서 무엇을 파니? Họ bán gì trong cửa hàng đó vậy?
– 말다(đừng) –> 들어오지 마세요. Đừng vào.
28. Có / không có ‘있다/없다’
Ví dụ:
– 동생 있어요? Bạn có em không?
– 네, 동생이 있어요. Có, tôi có đứa em.
Hoặc
– 아니오, 동생이 없어요. 그런데 언니는 있어요. Không, tôi không có em. Nhưng tôi có chị gái.
– 나도 가요. Tôi cũng đi.
29. Muốn làm gì đó … ‘-고 싶다’ : muốn
Đuôi từ ‘-고 싶다’ được sử dụng để thể hiện một mong muốn của chủ ngữ và được sử dụng với động từ hành động. Chủ ngữ ngôi thứ nhất sử dụng ‘-고 싶다’ trong câu trần thuật, chủ ngữ ngôi thứ hai sử dụng trong câu hỏi.
Ví dụ:
– 사과를 사고 싶어요. Tôi muốn mua táo.
– 커피를 마시고 싶어요. Tôi muốn uống cà phê.
– 한국에 가고 싶어요. Tôi muốn đi Hàn Quốc.
– 안나씨를 만나고 싶어요? Bạn muốn gặp Anna hả?
– 어디에 가고 싶으세요? Ông/bà muốn đi đâu?
Đuôi từ biểu hiện thì hoặc phủ định sẽ được kết hợp với ‘싶다’.
– 피자를 먹고 싶어요. Tôi muốn ăn pizza.
– 피자를먹고 싶지 않아요. Tôi không muốn ăn pizza.
* Lưu ý: Chủ ngữ trong câu là ngôi thứ ba số ít thì ta dùng ‘-고 싶어하다’
30. Thử làm gì đó … ‘-아(어/여) 보다’
Nghĩa gốc của ‘보다’ là “xem, nhìn thấy”.’ Đuôi từ ‘-아(어/여)보다’ được dùng để chuyển tải ý nghĩa ‘thử làm một việc gì đó’.
Ví dụ:
– 이 구두를 신어 보세요. Hãy mang thử đôi giày này xem.
– 전화해 보세요. Hãy thử gọi điện thoại xem.
– 여기서 기다려 보세요. Hãy thử đợi ở đây xem.
– Khi dùng với thì quá khứ. nó có thể được dùng để diễn tả một kinh nghiệm nào đó
– 저는 한국에 가 봤어요. Tôi đã từng đến Hàn Quốc rồi.
– 저는 멜라니를 만나 봤어요. Tôi đã từng gặp Melanie rồi.