Động từ +을/ㄹ 수 있다/ 없다: có thể/ không thể làm …
- Diễn tả năng lực có thể hoặc không thể làm việc gì đó (chỉ kết hợp với động từ)
- Diễn tả sự việc nào đó có hoặc không có khả năng xảy ra ( lúc này có thể kết hợp với cả động từ và tính từ.)
Gốc động từ kết thúc bằng Nguyên âm + ㄹ 수 있다/없다
Ví dụ:
가다 => 갈 수 있다 (có thể đi)
사다 => 살 수 있다 (có thể mua)
만나다 => 만날 수 있다 (có thể gặp)
Gốc động từ kết thúc bằng Phụ âm + 을 수 있다/없다
Ví dụ:
먹다 => 먹을 수 있다/없다 (có thể ăn)
받다 => 받을 수 있다/없다 (có thể nhận)
읽다 => 읽을 수 있다/없다 (có thể đọc)
Gốc động từ kết thúc bằng Phụ âm ㄹ + 수 있다/없다
살다 => 살 수 있다/없다 (có thể sống)
걸다 => 걸 수 있다/없다 (có thể treo)
Một số bất quy tắc:
+ Bất quy tắc ㄷ: khi gốc động từ kết thúc với “ㄷ” được theo sau kết hợp với một nguyên âm, thì “ㄷ” biến đổi thành “ㄹ”, sau đó đi với 을 수 있다/없다
Ví dụ: 듣다 => 들을 수 있다/없다
+ Bất quy tắc ㅅ:
- Những động từ như 짓다, 붓다, 낫다…khi kết hợp với nguyên âm thì “ㅅ” bị lượt bỏ, sau đó đi với 을 수 있다/없다
- Những tính động từ 웃다, 씻다, 숫다, 벗다 là những tính động từ không tuân theo quy tắc này
Ví dụ: 짓다 => 지을 수 있다/없다
+ Bất quy tắc “ㅂ”: khi một gốc động tính từ kết thúc với “ㅂ”được theo sau bởi một nguyên âm thì “ㅂ” biến đổi thành “우”, sau đó đi với ㄹ 수 있다/없다
Ví dụ: 돕다 => 도울 수 있다/없다
- 한국 요리를 할 수 있어요.
(Tôi có thể nấu món Hàn Quốc.)
- 그걸 할 수 없어요.
(Tôi không thể làm được cái đó.)
- 나도 한국말을 할 수 있습니다.
(Tôi cũng có thể nói tiếng Hàn)
- 한국 신문은 어려워서 읽을 수 없습니다.
(Tờ báo của Hàn Quốc thì hơi khó nên không thể đọc được.)
- 여기서 좌회전을 할 수 있습니까?
(Tôi có thể rẽ trái ở đây không?)
Có thể thêm tiểu từ 가 vào sau 수 để nhấn mạnh thêm việc có thể làm gì hoặc không thể làm việc gì đó
Ví dụ:
- 김치가 매워서 먹을 수 없어요.
(Kim chi cay tôi không thể ăn được.)
- 김치가 매워서 먹을 수가 없어요.
(Kim chi thực sự cay tôi không thể ăn được.)
- Khi sử dụng với kính ngữ, có thể sử dụng dưới dạng:
을/ㄹ 수 있다 => 을/ㄹ 수 있으시다
을/ㄹ 수 없다 => 을/ㄹ 수 없으시다
Ví dụ:
그 책은 저에게 줄 수 있으세요?
( Có thể cho tôi cuốn sách đó được không ạ?)
Khi kết hợp với dạng quá khứ và dạng dự đoán (으)ㄹ 것이다 thì gắn vĩ tố chỉ quá khứ và vĩ tố dự đoán vào sau 있다/없다
- 어제 갈 수 없었어요.
(Hôm qua tôi đã không thể đi được)
- 미 씨도 같이 영화를 볼 수 있을 거예요.
(Chắc là Mi sẽ xem phim cùng mình)
*So sánh (으)ㄹ 수 있다/ 없다 và (으)ㄹ 줄 알다/ 모르다
-(으)ㄹ 수 있다/ 없다 | -(으)ㄹ 줄 알다/ 모르다 |
---|---|
Diễn tả việc có khả năng, có năng lực làm gì hoặc không có năng lực làm gì. 내일 갈 수 없어요.(O) (Ngày mai tôi không thể đến) Ví dụ: 1.저는 중국어를 할 수 있습니다. (Tôi có thể nói tiếng Trung Quốc.) 2.저는 불고기를 만들 수 있어요. (Tôi có thể làm món thịt bò nướng) | Diễn tả việc biết hoặc không biết làm gì. 내일 갈 줄 몰라요.(X) (Ngày mai tôi không biết cách đi) =>Trường hợp muốn diễn đạt việc không thể đến thì nên dùng “내일 갈 수 없어요” thay vì dùng “내일 갈 줄 몰라요” Ví dụ: 1.컴퓨터를 고칠 줄 몰라요. (Tôi không biết sửa máy tính) 2.수영할 줄 몰라요. (Tôi không biết bơi) |
*So sánh (으)ㄹ 수 없다 và지 못하다
Hai ngữ pháp đều có nghĩa phủ định là “Không thể làm gì đó” nhưng có một số trường hợp cách sử dụng khác nhau
(으)ㄹ 수 없다 | 지 못하다 |
Sử dụng khi chủ ngữ không có khả năng làm việc gì đó Động từ +을/ㄹ 수 없다 Ví dụ: 저는 중국어를 할 수 없습니다. (Tôi không thể nói tiếng Trung Quốc) 수영을 할 수 없습니다. (Tôi không thể bơi) | Sử dụng khi chủ ngữ muốn làm gì đó nhưng không làm được vì lí do khách quan hoặc chủ quan. Động từ, tính từ +지 못하다 Ví dụ: 너무 어두워서 읽지 못해요. (Vì tối quá nên tôi không thể đọc được) 병원에 가지 못해요. (Tôi không thể đến bệnh viện được) |
Ví dụ so sánh:
- 바빠서 요리를 한지 못 해요: Vì bận nên tôi không thể nấu ăn được
Vì lí do khách quan nên chủ ngữ không nấu ăn được (chủ ngữ biết nấu ăn)
- 저는 요리를 할 수 없어요: Tôi không thể nấu ăn được
Chủ ngữ hoàn toàn không thể nấu ăn, không biết nấu ăn