Arirang là một bài hát dân ca Hàn Quốc nổi tiếng nói về sự chia ly và bi kịch. Được hát trên khắp Bán đảo Triều Tiên ở cả hai bên của khu phi quân sự DMZ, bài hát này có rất nhiều biến tấu vùng miền khác nhau. Khách thăm quan tới Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc sẽ được trải nghiệm bài hát đa dạng này được hát như thế nào ở thời kỳ hiện đại.
Liên hoan Arirang 2012 diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17/6, với nhiều hoạt động đa dạng, các buổi biểu diễn và gặp mặt tại khuôn viên của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc. Được tổ chức bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Toàn cầu hóa Arirang và Quỹ Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Hàn Quốc, liên hoan này là một phần trong chiến dịch của chính phủ Hàn Quốc nhằm đăng ký bài hát này vào Danh sách Di sản Văn hóa Đại diện của UNESCO.
Liên hoan khai mạc vào sáng ngày thứ 6 với một cuộc hội thảo diễn ra trong 2 ngày thảo luận về nguồn gốc và sự lan truyền của Arirang. Lễ khai mạc được bắt đầu với bài diễn văn chúc mừng của Giám đốc Kwon Oh-sung, Ủy ban Toàn cầu hóa Arirang, sau đó là bài phát biểu của nhà nhơ nổi tiếng Hàn Quốc Ko Un và Giáo sư Kim Si-up đến từ Đại học Sunkyunkwan.
Vào ngày thứ 7, chương trình biểu diễn Smiling Arirang được tổ chức ở quảng trường lớn bên ngoài lối vào bảo tàng, với tiết mục biểu diễn Arirang sôi động kết hợp hát minyo truyền thống với các thể loại hiện đại như K-pop, acapella và hợp xướng nhạc kịch.
Bộ trưởng Choe Kwang-shik của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ “Với sự phổ biến gần đây của K-pop, các ca sỹ Hàn Quốc đi biểu diễn ở nước ngoài nhiều hơn và Ariang thường được hát ở cuối chương trình. Vì người hâm mộ K-pop trên khắp thế giới cho rằng Arirang là văn hóa truyền thống Hàn Quốc, nên đang có một sự quan tâm sôi nổi trong việc toàn cầu hóa bài hát dân ca của Hàn Quốc này”.
Liên hoan có sự góp mặt của những nhóm nhạc pop như Sistar, Teen Top và nhóm nhảy Nana School. Cũng có một tiết mục biểu diễn của Insooni, diva R&B nổi tiếng của Hàn Quốc với 50 năm trong nghề. Nhóm acapella Sweet Sorrow biểu diễn phong cách xướng âm của Arirang, không có nhạc cụ âm nhạc. Một chương trình biểu diễn Arirang đáng chú ý khác được trình diễn bởi nghệ sỹ dương cầm Kim Choel-woong, một người rời bỏ khỏi Bắc Triều Tiên.
Giám đốc Kwon cho biết “Đặc điểm nổi bật nhất của Arirang là bài hát được nhiều người hát cho đến ngày nay. Mọi người thuộc nhiều tầng lớp và vùng miền khác nhau thưởng thức bài hát dân gian này trong một thời gian dài, đôi khi để an ủi nhau và khi khác để bày tỏ hy vọng qua bài hát, bằng cách đưa những câu chuyện của riêng họ vào bài hát tạo nên có các biến tấu địa phương đa dạng. Nhưng những biến tấu khác nhau lại cho chúng ta cùng một cảm giác vì tất cả đều chia sẻ tinh thần chung của Arirang”.
Hiệp hội Bảo tồn Nghệ thuật Dân gian Miryang
Chương trình Sharing Arirang hôm chủ nhật nổi bật với nhiều tiết mục biểu diễn truyền thống của các bài hát Arirang phổ biến. Hiệp hội Bảo tồn Nghệ thuật Dân gian Miryang đã khai mạc chương trình với một tiết mục Miryang Arirang truyền thống. Jeongseon Ariang do Kim Gil-ja và Nhóm Nghệ thuật Arirang Jeongseon-gun trình diễn và bản Arirang chính thứ 3, Jindo Arirang do Hiệp hội Bảo tồn Arirang Jindo trình bày.
Kim Gil-ja và Nhóm Nghệ thuật Arirang Jeongseon-gun
Cũng có một chương trình biểu diễn Miryang Arirang hiện đại hơn bởi nhóm nhạc cách tân Infinity of Sound và biểu diễn hợp xướng của Dàn Hợp xướng châu Á với những nhạc công truyền thồng và những nhạc cụ tới từ Mông Cổ và Việt Nam cũng như là Hàn Quốc. Chương trình nổi bật với Dàn nhạc Thính phòng Thiên niên kỷ do Seo Hui-tae chỉ đạo với giọng ca của nghệ sỹ hát opera Go Jin-yeong trong một tiết mục Arirang lay động lòng người, sau đó là nghệ sỹ dương cầm Hàn – Nhật Ryo Kunihiko và Dự án Sonagi.
Nghệ sỹ opera Go Jin-yeong biểu diễn cùng Dàn nhạc Thính phòng Thiên niên kỷ do Seo Hui-tae chỉ đạo
Cũng trong suốt cuối tuần qua là vở kịch thiếu nhi “Go!Go! Arirang!” do Kkodusoeh, một nhóm biểu diễn nghệ thuật truyền thống trình diễn. Với các xuất diễn vào lúc 3:30 hai ngày thứ 7 và chủ nhật, câu chuyện kể về Làng Arirang hư cấu hân hoan cùng những đứa trẻ 7 tuổi và nhiều tuổi hơn thế.
Cũng có 12 chương trình trải nghiệm mang tên Madangs, với nghệ thuật và thủ công, thi đố vui, nếm món ăn, trò chơi dân gian và thi hát.
Liên hoan được diễn ra tiếp theo với chương trình văn hóa “Let’s Meet Ariang” tổ chức tại Jeongseon ở thành phố Gangneung, tỉnh Gangwon, sẽ là cơ hội để trải nghiệm văn hóa Arirang dọc nơi những người rời bỏ Bắc Triều Tiên đang sinh sống tại Hàn Quốc.
Số lượng khán giả đến xem chương trình ngày chủ nhật rất đông mặc dù thời tiết nóng
Giám đốc Kwon cho biết “Arirang luôn đồng hành cùng người dân Hàn Quốc qua các khoảnh khắc buồn vui của họ. Bài hát dân ca Hàn Quốc này không chỉ phản ánh những cảm xúc khác nhau trong cuộc sống đời thường của chúng tôi mà còn thể hiện thời gian chúng tôi đang sống. Nó là một câu chuyện sống của Hàn Quốc và là một người bạn thân tình của người dân Hàn Quốc”.
Bộ trưởng Choe chia sẻ “Arirang hiện nay được rất nhiều người trên thế giới chia sẻ và thưởng thức bởi nó mang giá trị vũ trụ trong khi vẫn giữ những nét đặc trưng của địa phương”.
Vào đầu tháng, Liên hoan Arirang Arariyo đã được tổ chức tại Sân Vận động World Cup Suwon. Được tổ chức bởi Trung tâm Nghệ thuật Gyeonggi và chính quyền tỉnh Gyeonggi, liên hoan hội tụ 4.000 nghệ sỹ nhằm giới thiệu hàng tá những bản Arirang khác nhau.
Trước đó, Bảo tàng Dân Gian Quốc gia Hàn Quốc đã tổ chức một triển lãm đặc biệt chuyên đề Arirang từ ngày 4/4 đến ngày 21/5, giới thiệu ảnh hưởng của Arirang đối với văn hóa đại chúng và tiêu dùng.
Vào tháng 12 năm 2012, bài dân ca Arirang nổi tiếng của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
By Jon Dunbar
Korea.net Editor