Những phát minh tuyệt vời nhất trên thế giới đều được tạo ra trong quá trình con người tìm kiếm những phương pháp giúp làm cho cuộc sống trở nên thuận tiện và thoải mái hơn. Nhà phát mình vĩ đại Thomas Edison phát minh ra bóng đèn điện khi ông tìm kiếm một phương pháp chiếu sáng thay thế an toàn và rẻ tiền hơn việc dùng đèn khí. James Harrison tạo ra chiếc tủ lạnh đầu tiên sau nhiều năm suy nghĩ về cách để lưu trữ thực phẩm trong một thời gian dài. Những ví dụ này cho thấy cảm giác về sự bất cập và không thoải mái có thể sẽ dẫn đến một sự sáng tạo đổi mới.
Gần đây, Cuộc thi sáng chế khoa học quốc gia dành cho sinh viên lần thứ 37 đã được tổ chức. Các học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông đều có thể gửi những phát minh của mình tới tham dự. Hầu hết các sản phẩm đều chứa đựng sức sáng tạo rất cao và gây bất ngờ cho khán giả, nhất là những người trưởng thành. Cuộc thi là một sự kiện thường niên do Bộ Khoa học công nghệ sáng tạo tổ chức hàng năm nhằm phát triển sáng tạo ở thế hệ sinh viên trẻ và kích thích tinh thần khoa học của họ. Cùng với Hội chợ Khoa học Quốc gia, đây là một trong hai lễ hội khoa học lớn nhất Hàn Quốc. Cả hai sự kiện đều tập trung những nhà khoa học cũng như những sinh viên tài năng.
제37회 전국학생과학발명품경진대회에서 각각 대통령상과 국무총리상을 수상한 신동규(왼쪽) 군과 박규열 군.
Shin Dong-gyu (trái) và Park Gyu-yeol (phải) đã lần lượt nhận được giải thưởng của tổng thống và thủ tướng cho những phát minh khoa học tại Cuộc thi sáng chế khoa học quốc gia dành cho sinh viên lần thứ 37.
Trong số 300 học sinh được nhận giải thưởng tại cuộc thi lần này, có hai gương mặt đặc biệt nổi bật là Shin Dong-gyu và Park Gyu-yeol. Họ đã lần lượt giành được giải thưởng của tổng thống và thủ tướng. Shin, học sinh năm nhất của trường trung học phổ thông Duru đã phát minh ra một thiết bị cho phép người sử dụng tự ý điều khiển lưu lượng và hướng chảy của dòng nước và nhận được giải thưởng của tổng thống. Park, học sinh năm hai của trường trung học phổ thông khoa học Chungbuk đã đưa ra ý tưởng tạo ra một kính hiển vi kép phản quảng rẻ và nhẹ hơn kính hiển vi thông thường và đã nhận được giải thưởng của thủ tướng. Chúng ta hãy cùng gặp gỡ hai học sinh tài năng này và cùng tìm hiểu về quá trình phát minh của họ.
대통령 상을 수상한 신동규 군이 자신이 개발한 수돗물 방향조절 장치에 대해 설명하고 있다.
Người giành được giải thưởng tổng thống – Shin Dong-gyu đang giải thích về cách hoạt động của thiết bị của mình.
Shin Dong-gyu đến từ trường Trung học phổ thông Duru
Bạn đã phát minh ra một thiết bị có thể kiểm soát được lưu lượng cũng như dòng chảy của nước. Bạn có thể cho biết từ đâu bạn có được ý tưởng này?
Tôi đã từng nhìn thấy chị họ của mình vất vả thế nào khi rửa tay cho đứa cháu nhỏ con chị ấy ở bồn rửa mặt. Chị phải nhấc bé lên cao một bậc vì bé còn quá nhỏ để với tới vòi nước và trông chị vô cùng khó khăn. Tôi đã nghĩ rằng mọi thứ sẽ tốt hơn nhiều nếu chúng ta có thể điều chỉnh dòng chảy của nước theo mọi hướng mà mình muốn. Khi tôi nghe nói rằng sẽ có một cuộc thi khoa học hàng năm được tổ chức, tôi nghĩ rằng đây có thể là một cơ hội tốt để biến kế hoạch của tôi thành sự thực.
Trông nó có vẻ phức tạp. Vấn đề lớn nhất mà bạn gặp phải là gì?
Tôi đã thất bại vô số lần. Lần đầu tiên thử nghiệm, tôi đã chế tạo một ống dẫn nước đặt bên trong chiếc cốc giấy. Theo như tôi nghĩ, mình có thể kiểm soát được hướng chảy của dòng nước bên trong nhưng sự thực là tôi đã thất bại. Tôi cũng đã thử một lần nữa với cốc nhựa và một lần nữa không thành công. Thiết bị này có thể trông đơn giản và dễ dàng để thực hiện, nhưng sự thực không phải vậy. Sau nhiều lần thất bại liên tiếp, tôi đã cố gắng một lần nữa với một xi lanh acrylic hình tròn. Cuối cùng, nó đã hoạt động. Nó di chuyển dòng nước theo mọi hướng: trái, phải, lên và xuống.
Bạn cũng đã chế tạo một thiết bị theo nguyên tắc tương tự. Xin vui lòng cho chúng tôi biết đôi chút về nó?
Tôi nghĩ rằng nó sẽ có ích để có thể làm sạch những chiếc bình nón. Những chiếc bình hình nón thường có miệng rất hẹp và khó có thể làm sạch. Tôi đã chế tạo ra một thiết bị có thể vẽ ra các đường nước như một biện pháp để làm sạch bình. Tuy nhiên, còn có rất nhiều việc để làm. Tôi muốn cải tiến các đường ống vừa vặn hơn với vòi nước. Giống như khi trượt inline trên đường thẳng, phải có một thiết bị giúp cho chân bạn luôn luôn đúng với đường trượt. Tôi nghĩ rằng nếu mình tạo ra được một thiết bị tương tự như vậy thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Ước mơ trong tương lai của bạn là gì?
Tôi rất hứng thú với toán học và khoa học. Tôi muốn trở thành một nhà nghiên cứu và chế tạo ra các sản phẩm có ích cho cuộc sống.
충북과학고 박규열 군은 가볍고 저렴하고 편리한 현미경을 개발해 국무총리상을 수상했다.
Park Gyu-yeol là học sinh năm hai của trường trung học phổ thông khoa học Chungbuk. Chàng trai tài năng đã nhận được giải thưởng thủ tướng cho sản phẩm kính hiển vi kép phản quang cầm tay của mình.
Park Gyu-yeol đến từ trường Trung học phổ thông khoa học Chungbuk.
Mọi người đều rất ngạc nhiên khi thấy một học sinh trung học đã có thể phát minh ra một loại kính hiển vi mới. Điều gì khiến cho bạn có ý tưởng này?
Khi chúng tôi làm các thí nghiệm khoa học trên lớp, chúng tôi được phát 1 chiếc kính hiển vi cho mỗi nhóm 4 người. Nó to, nặng nề và khó khăn để có thể thao tác. Ngoài ra, ngay khi vừa mới có thể làm quen và bắt đầu quan sát các tiêu bản qua ống kính, chúng tôi đã phải nhường chỗ cho một thành viên khác của đội. Vì vậy, tôi luôn hy vọng rằng mỗi một học sinh dều có thể có một chiếc kính hiển vi của riêng mình. Tôi muốn làm một chiếc kính hiển vi với độ phóng đại cao hơn và ống kính rẻ hơn. Sản phẩm phát minh của tôi yêu cầu có hai ống kính chính xác và được thiết kế để phóng to vật cần quan sát bằng cách sử dụng một ống kính phóng đại hình ảnh đã được phóng đại bởi một ống kính khác. Tôi đã sử dụng một loại vật liệu thủy tinh để chế tạo bộ tách chùm cùng với hai ống kính. Nó có khả năng phản chiếu lại một nửa lượng ánh sáng nó nhận được. Một số phản xạ sáng và độ phóng đại cuối cùng đã làm cho sản phẩm của tôi trở thành một kính hiển vi hoàn chỉnh. Nó cao 18cm và có trọng lượng 250gram.
Chúng tôi không thể tưởng tượng làm thế nào bạn có thể làm được điều này. Điều gì đã thôi thúc bạn?
Tôi đã luôn ghi chép lại những ý tưởng mới của mình kể từ khi còn học tiểu học. Tôi tìm thấy ý tưởng chế tạo kính hiển vi trong máy tính xách tay khi nghe nói về cuộc thi lần này và quyết định tham gia. Có rất nhiều ý tưởng thú vị trong máy tính xách tay của tôi, nhưng chúng đều là những bí mật hàng đầu (Cười).
Bạn mất bao lâu để hoàn thành chiếc kính hiển vi?
Thành thật mà nói, tôi đã thực sự kiệt sức. Tôi bắt đầu suy nghĩ kể từ cuối tháng mười năm ngoái nhưng nó là rất phức tạp và tôi chỉ thực sự bắt đầu công việc chế tạo vào tháng hai năm nay. Kể từ lúc đó, tôi đã phải tập trung tất cả năng lượng và sự chú tâm của mình vào sản phẩm này, để hoàn thành nó trong thời gian cho phép trước khi hết hạn nộp sản phẩm vào tháng Bảy.
Ước mơ sau này của bạn là gì?
Tôi muốn học chuyên ngành Vật liệu kỹ thuật mới khi lên đại học. Sau này, tôi hy vọng sẽ được làm việc trong ngành sản xuất năng lượng và được cống hiến cho xã hội.
대통령상을 받은 신동규 군의 물 흐름을 조절하는 장치.
Thiết bị để điều khiển dòng chảy của Shin Dong-gyu nhận được giải thưởng của Tổng thống.
국무총리상을 수상한 박규열 군의 가볍고 저렴한 현미경.
Với trọng lượng nhẹ và chi phí tiết kiệm, kính hiển vi của Park Gyu-yeol giành được giải thưởng của Thủ tướng Chính phủ.
스스로 노래하는 키보드.
Bàn phím tự phát nhạc.
아기가 놀다 졸리면 바로 잠잘 수 있는 유연한 유모차.
Xe đẩy em bé có thể biến đổi linh hoạt, vừa là xe chơi vừa là xe đẩy ngủ.
철사로 만드는 가지각색의 작품.
Sản phẩm nghệ thuật làm từ dây thép màu.
이번 경진대회에서 입상한 약 300여 점이 국립중앙과학관에 전시되고 있다.
Cuộc thi lần này có 300 giải thưởng và các sản phẩm sẽ được triển lãm tại Bảo tàng Khoa học Quốc gia.
Có tổng cộng 301 sản phẩm đạt giải tại cuộc thi lần này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học Quốc gia. Triển lãm dự kiến sẽ tiếp tục cho đến ngày 12.
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng truy cập trang web chính thức của Bảo tàng Khoa học Quốc gia.
Nguồn tin vietnamese.korea.net