Lao Động Nhập Cư Ở Hàn Quốc

Lao Động Nhập Cư Ở Hàn Quốc

06 / 06 / 2021 - Tìm hiểu Hàn Quốc


1. Về người lao động nhập cư ở Hàn Quốc hiện nay

Từ năm 2007, Hàn Quốc đã trở thành nhà của hơn 1 triệu người nước ngoài. Theo thống kê gần đây nhất của Bộ Tư pháp, cho đến tháng 9 năm 2011đã có 1,41 triệu người nước ngoài ở Hàn Quốc. Mặc dù con số này chỉ đại diện cho 3 % dân số, nhưng đó là một kỷ lục từ trước đến nay. Xu hướng này đã cho thấy rõ sự tiếp tục hướng tới việc ngày càng đa dạng hóa. Theo kết quả điều tra dân số nhà ở năm 2010, từ 2005 đến 2010, Hàn Quốc đã tăng 148 % về số người nước ngoài ở trong nước lâu hơn 3 tháng.

Sự thay đổi nhanh chóng của tình trạng người nước ngoài sống tại Hàn Quốc và kèm theo đó là một số khó khăn ngày càng gia tăng. Pháp luật Hàn Quốc không mở rộng với tốc độ tăng trưởng người nhập cư nước ngoài, có rất ít sự bảo vệ cho những người này khi họ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử. Trong khi một số người nước ngoài tức giận về những vấn đề bị trục xuất, những người khác thì tin rằng vấn đề còn phức tạp hơn nhiều.

“Có một xu hướng đối với chúng tôi vì người phương Tây quá nhạy cảm”, David Carruth, một người Mỹ 26 tuổi, người đã sống ở Hàn Quốc trong sáu năm qua cho biết. David nói rằng, anh nhìn thấy một sự cô lập do rào cản ngôn ngữ và sự siêu cảnh giác với văn hóa phương Tây là một phần quan trọng của vấn đề, những điều này, theo anh, thường đi đến một thái cực nhằm tránh xuất hiện phân biệt chủng tộc hay những vấn đề không nhạy cảm.

“Nói chung (tại Hàn Quốc), nếu mọi người bị tẩy chay, tôi không nghĩ rằng đó là vì có hiềm thù gì”, anh nói. “Nó thường để tránh rắc rối do ngôn ngữ hoặc thậm chí nó có thể là loại hình không phù hợp với bạn. Và đôi khi nó chỉ là một sự hiểu lầm.”

Thật vậy, ngay cả sau sáu năm sống ở đây và đã thật sự lưu loát trong ngôn ngữ, David vẫn có những sự hiểu lầm. Anh đã nói về một phòng tắm hơi gần căn hộ Itaewon của mình với một ký hiệu phía trước đọc là “naegukin,” có nghĩa là công dân Hàn Quốc. Giải thích của anh trong những ký hiệu này là việc thành lập chỉ cho phép người Hàn Quốc. Anh nói rằng các cư dân khác trong khu vực đã chia sẻ điều này. Tuy nhiên, sau khi điều tra thêm, anh rất ngạc nhiên khi được chào đón cởi mở tại đây. Một cuộc thảo luận cởi mở với nhân viên tiếp tân đã cho thấy ý nghĩa thực sự của các ký hiệu này.

“Ký hiệu công ty của chúng tôi được viết bằng tiếng Nhật và hầu hết các khách hàng của chúng tôi là người Nhật”, nhân viên này nói. “Chúng tôi đưa ra các ký hiệu khác để cho người Hàn Quốc biết rằng họ cũng được chào đón. Chúng tôi không chỉ dành cho khách hàng Nhật Bản, chúng tôi cho phép cho tất cả mọi người vào”.

Trong khi kinh nghiệm loại trừ giữa các cư dân nước ngoài từ phương Tây nổi lên tại thời điểm này, nhiều người nói rằng những vấn đề này không thường xuyên. Họ nói các vấn đề thực sự là giữa những thành viên của cộng đồng Đông Nam Á và Tây Nam Á

Trong một cuộc thăm dò được tiến hành bởi Trung tâm Dịch vụ Cộng đồng Di cư Gyeongnam (GMCSC), trong đó chủ yếu là hỗ trợ người dân từ các nước đang phát triển ở châu Á, 20,8% lao động nước ngoài nói rằng họ đã trải qua bị tấn công tâm lý tại nơi làm việc. Theo GMCSC, hầu hết những người di dân phải chịu đựng trong im lặng.

“Khiếu nại về phân biệt đối xử là khá hiếm, chúng tôi chỉ nhận được những khiếu nại mỗi tháng một lần”, Jung Mun-soon, một đại diện GMCSC nói. “Điều này là bởi vì họ không thể hiện công khai cảm xúc của mình. Thay vào đó, thường chịu đựng nó hoặc chia sẻ với bạn bè của họ.” Thật vậy, hơn ba thành viên đã liên lạc của cộng đồng Đông Nam Á, không đồng ý chia sẻ câu chuyện của họ trên hồ sơ vì sợ bị trả thù.

Nhưng sự cố vẫn xảy ra. Một nhóm Đông Nam Á cho biết, thẻ tín dụng của họ đã bị từ chối tại một quán bar vì họ là người nước ngoài và những người khác cho biết họ không được phép thử trên quần áo vì các nhân viên lo sợ họ sẽ làm cho quần áo có mùi, Jung nói. Giống như Carruth, cô tin rằng lý do phân biệt đối xử là rất phức tạp.

“Một số người Hàn Quốc có thành kiến đối với người châu Á ở các nước khác bởi vì họ nghĩ rằng họ chỉ đến đây để thoát khỏi đói nghèo”, Jung nói. “Ngoài ra, một số người nghĩ rằng họ khẳng định sức mạnh của Hàn Quốc ở châu Á và có đánh giá thấp đối với những nước khác.”

Dù lý do gì đi nữa, Jung cho biết, điều quan trọng là phải dũng cảm và đứng lên cho chính mình.

“Khi bạn nói chuyện, bạn nâng cao nhận thức về nó đối với những người Hàn Quốc khác”, Jung nói. “Và luôn luôn nhớ rằng, nếu bạn yêu cầu giúp đỡ, có nhiều người Hàn Quốc sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn.”

2. Chính phủ Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức mới

Tính đến năm 2008, cứ 100 người sống ở Hàn Quốc thì có 2 người là người nước ngoài. Theo Bộ Tư pháp Hàn Quốc, tỷ lệ người nước ngoài tại Hàn Quốc dự báo là có thể lên đến 5 % tổng dân số vào năm 2020.

Việc gia tăng số người nước ngoài tại đây đặt ra một câu hỏi quan trọng: Liệu Hàn Quốc đã chuẩn bị tốt cho vấn đề đa văn hóa?

Tiến sĩ Song Tae-soo tại Viện Giáo dục Lao động Hàn Quốc (Klei) ở Gwangju, tỉnh Gyeonggi, nói với tờ The Korea Times rằng: Về vấn đề cơ sở hạ tầng cho các nhóm dân tộc thiểu số, Hàn Quốc vẫn còn một chặng đường dài để đi.

Ông cho biết: Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một cơ sở hạ tầng vững chắc khi đất nước trở nên đa dạng hóa.

Ông nói: “Hội nhập xã hội nên là mục tiêu chính sách đầu tiên mà chính phủ mới cần phải theo đuổi trong thời kỳ tới.”

Song, trước hết, Chính phủ cần phải bảo vệ những người nước ngoài, đặc biệt là những lao động nhập cư không có kỹ năng.

Theo Bộ Tư pháp Hàn Quốc, số lượng người nước ngoài thường trú tại Hàn Quốc đạt mốc trên 1 triệu người kể từ tháng 9 năm 2007 – con số này cao hơn 2,5 lần so với một thập kỷ trước.

Lao động phổ thông nhập cư hiện chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 56 % số người nước ngoài tại đây.

Văn phòng điều phối chính sách của chính phủ cho biết, đã có thêm khoảng 132.000 lao động nước ngoài đến Hàn Quốc vào năm 2008, nhiều hơn 5000 lao động so với năm 2007.

Văn phòng cũng cho biết phần lớn số lao động này được tuyển dụng trong lĩnh vực sản xuất, trong khi một số ít trong số họ được thuê làm trong các khách sạn.

Trong khi đó, người nước ngoài đến Hàn Quốc qua việc kết hôn với người bản địa lên đến 14%, ngoài ra, các chuyên gia lưu ý 1 trong 10 cặp vợ chồng mới kết hôn ở nông thôn là giữa các chủng tộc.

Sinh viên nước ngoài theo học các chương trình tại các trường đại học địa phương năm 2008 là 7 %, tăng gấp đôi so với năm 2007, vào khoảng 47.500 sinh viên.

Các chuyên gia cũng cho biết, năm 2008, ước tính có khoảng 220.000 người nhập cư bất hợp pháp hoặc nhiều hơn đang sống tại Hàn Quốc.

Vì số lượng người nước ngoài đã phát triển mạnh trong thập kỷ gần đây nên Chính phủ phải đối mặt với những thách thức mới trong khu vực chính sách lớn.

Quyền con người và quyền công nhân cơ bản “đã nổi lên như một trong những vấn đề lớn nhất đối với người lao động di cư không có tay nghề”.

Đối với các cặp vợ chồng kết hôn khác chủng tộc trong khu vực nông thôn, các chuyên gia nói rằng, sự phân chia giáo dục đã trở thành một vấn đề chính sách tiềm năng trong khu vực nông thôn nghèo.

Các chuyên gia cho rằng, trẻ em từ các gia đình này có khả năng kế thừa tình trạng kinh tế của cha mẹ chủ yếu là do sự nghèo nàn về các dịch vụ giáo dục và thiếu các chương trình hỗ trợ xã hội.

Việc hội nhập xã hội của trẻ em từ việc hôn nhân giữa các chủng tộc cũng tạo ra một vấn đề chính sách khác cần phải được giải quyết.

Một khảo sát của Bộ Y tế và Phúc lợi trong năm 2005 cho thấy, 17,6 % trẻ em từ cuộc hôn nhân giữa các chủng tộc trong khu vực nông thôn bị bắt nạt bởi bạn bè trong các trường học.

Điều tra này cũng cho biết, 85% trẻ em từ những cuộc hôn nhân này đến trường tiểu học từ năm 2005.

Việc thiếu chính sách ứng phó hiệu quả đã gây ra vấn đề cho các nạn nhân.

Cho đến nay, một số nhà hoạt động cộng đồng và chính quyền địa phương đã có nhiều giúp đỡ hữu ích. Những cơ quan này đã đóng một vai trò trong việc đưa ra các chương trình nâng cao nhận thức về quyền con người và quyền của lao động đối với lao động nước ngoài.

3. Tiến tới hợp tác đôi bên cùng có lợi

Các chuyên gia nói rằng, đa văn hóa tại Hàn Quốc đưa ra những cơ hội cho Hàn Quốc cũng như đất nước của những người lao động này.

Keheliya Rambukwella, Bộ trưởng Sri Lanka nói về xúc tiến việc làm nước ngoài và phúc lợi xã hội, nói với tờ The Korea Times rằng, Hàn Quốc và Sri Lanka có thể thu lợi từ Chương trình lao động di cư.

Sri Lanka là một trong những nước lớn đưa người lao động đi Hàn Quốc, cùng với Việt Nam và Indonesia.

Năm 2007, chính phủ Sri Lanka đã thành lập Bộ lao động nước ngoài để đối phó với các vấn đề lao động nhập cư và cải thiện điều kiện làm việc của họ ở nước ngoài.

Bộ trưởng Rambukwella nói rằng, lượng tiền chuyển về từ những người lao động không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế của Sri Lanka bằng cách tăng tiết kiệm trong nền kinh tế, mà còn giúp cải thiện quan hệ song phương giữa hai nước trong thời gian dài.

Bộ trưởng cho biết rằng, thu nhập từ tiền chuyển về chiếm khoảng 18 % tài sản quốc gia ở Sri Lanka. Các công ty Hàn Quốc tại Sri Lanka và các doanh nghiệp Hàn Quốc tương lai đang tìm kiếm đầu tư ở Sri Lanka sẽ được hưởng lợi từ những người trở về, đó là những người có hiểu biết về văn hóa Hàn Quốc và có trình độ tiếng Hàn Quốc cao.

(Nguồn: Viện nghiên cứu Đông Bắc Á)

Bài viết cùng chủ đề

Tìm Hiểu Con Người Hàn Quốc

Tìm Hiểu Con Người Hàn Quốc

Vào thế kỷ thứ 7, rất nhiều quốc gia của...

Chặng đường phát triển của 70 năm độc lập “đối mặt việc tăng dân số”

Chặng đường phát triển của 70 năm độc lập “đối...

Vào giữa những năm 1950, khi có được sự ổn...

Ý nghĩa ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11

Ý nghĩa ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11

Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương...

Đăng ký ngay nhận nhiều ưu đãi

Trung tâm còn có nhiều chính sách ưu đãi cho tất cả học viên như là các chính sách giảm học phí, chính sách bảo lưu… Nếu học viên vắng không theo kịp bài giảng, trung tâm sẽ sắp xếp giáo viên dạy kèm vào buổi hôm sau, để đảm bảo tiến độ học tập của học viên.

Chương trình học » Đăng ký học »